Địa lý Đệ_Nhị_Cộng_hòa_Ba_Lan

Đệ nhị nước cộng hòa chủ yếu bằng phẳng, có độ cao trung bình 233 m (764 ft) so với mặt nước biển, ngoại trừ Dãy núi Karpat cực nam (sau Đệ nhị thế chiến và biên giới thay đổi, độ cao trung bình giảm xuống 173 m hay 568 ft). Chỉ 13% lãnh thổ dọc biên giới phía nam cao hơn 300 m (980 ft), điểm cao nhất của nước là Núi Rysy, 2499 m (8,199 ft) so với mặt nước biển ở Núi Tatrat tại Karpat, 95 km (59 dặm) phía nam Kraków. Giữa tháng 10 năm 1938 và tháng 9 năm 1939, điểm cao nhất là Lodowy Szcyzt (trong tiếng Slovakia là Ľadový štít), cao 2,627 m (8,619 dặm) so với mặt nước biển. Hồ lớn nhất là Hồ Narach.

Bản đồ địa lý Đệ nhị nước cộng hòa

Diện tích tổng cộng của Ba Lan, sau khi Zaolzie bị sát nhập, là 389,720 km vuông (150,470 dặm vuông), từ bắc đến nam dài 903 km (561 dặm), từ đông đến tây dài 894 km (556 dặm). Ngày 1 tháng 1 năm 1938, độ dài biên giới là 5,529 km (3,436 dặm), bao gồm bờ biển 140 km (87 dặm) mà 71 km (44 dặm) thuộc về bán đảo Hel, biên giới 1,412 km (877 dặm) với Liên Xô, 948 km với Tiệp Khắc (đến năm 1938), 1,912 km (1,188 dặm) với Đức (cùng với Đông Phổ) và 1,081 km (672 dặm) với các nước khác (Litva, Romania, Latvia, Danzig). Nhiệt độ trung bình hằng năm ấm nhất là 9.1 oC (48.4 oF) ở Kraków trong các thành phố lớn của Đệ nhị nước cộng hòa, lạnh nhất ở Wilno (7.6 oC hay 45.7 oF năm 1938). Các điểm địa lý cực độ ở Ba Lan ba gồm Sông Przeświata ở phía bắc (ở quận Braslaw tỉnh Wilno), Sông Manczin ở phía nam (ở quận Kosów tỉnh Stanislawów), Spasibiorski gần đường ray đến Polock ở phía đông (ở quận Dzisna tỉnh Wilno) và Mukocinek gần Sông Warta và Hồ Meszyn ở phía tây (ở quận Międzychód tỉnh Poznań).

Nước

Gần 75% lãnh thổ Ba Lan chiến gian tháo nước về phía đông vào Biển Baltic theo sông Vistula (tổng diện tích lưu vực sông Vistula trong lãnh thổ Ba Lan là 180,300 km vuông hay 69,900 dặm vuông), sông Neman (51,600 km vuông hay 19,000 dặm vuông), sông Oder (46,700 km vuông hay 18,000 dặm vuông) và sông Daugava (10,400 km vuông hay 4,000 dặm vuông), phần còn lại của nước tháo về phía nam vào Biển Đen theo sông tháo vào sông Dnepr (sông Pripyat, sông Horyn và sông Styr, diện tích tổng cộng 61,500 km vuông hay 23,700 dặm vuông) và sông Dnister (41,400 km vuông hay 16,000 dặm vuông).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đệ_Nhị_Cộng_hòa_Ba_Lan http://bbs.keyhole.com/ubb/ubbthreads.php?ubb=down... http://www.paulbogdanor.com/left/soviet/famine/ell... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://tvp.info/informacje/nauka/70-lat-telewizji-... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://culture.pl/en/article/polish-tangos-the-uni... http://statlibr.stat.gov.pl/F/1NQPQD53XD384SAKG68P... http://statlibr.stat.gov.pl/F/1NQPQD53XD384SAKG68P...